Cổ phiếu VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vọt lên trên 5 USD trên sàn chứng khoán Mỹ Nasdaq sau kỷ lục nhận cọc xe điện VF3.
Trong vài phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh sau khi hãng xe điện của Việt Nam công bố nhận được gần 30.000 đơn đặt cọc chiếc VF3 trong vòng chưa tới 3 ngày.
Số lượng đặt cọc trên được xem là một kỷ lục với một hãng xe, đặc biệt với một hãng xe điện, trong bối cảnh lĩnh vực xe điện trên thế giới đang bị nghi ngờ rơi vào khoảng thời gian khó khăn, trùng lại sau vài năm bứt phá.
VinFast VF3 là mẫu xe điện nhỏ nhất của thương hiệu Việt với kích thước lần lượt 3.190×1.679×1.622 mm, chiều dài cơ sở 2.075mm, khoảng sáng gầm là 191mm. Đây là mẫu xe được tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhắc tới nhiều lần và cho biết phù hợp cho những người lương 5 triệu đồng/tháng.
Trước đó, VinFast xe xăng cũng từng có một mẫu xe nhỏ bán rất chạy là Fadil.
Đích thân tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chốt giá VinFast VF3 từ 235 triệu đồng. VF3 có kích thước rộng hơn Fadil và có thể chạy hơn 200km trong một lần sạc. Đây cũng là mẫu xe được xem là có thể cạnh tranh với xe điện Wuling Mini EV của Trung Quốc vừa vào Việt Nam.
Trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ, cổ phiếu VinFast đã tăng hơn gấp đôi, lên mức giá 5,14 USD/ounce hiện tại (tính tới sáng 22/5 giờ Việt Nam).
Về trung và dài hạn, cổ phiếu VinFast cũng được một số chuyên gia dự báo tích cực.
Theo trang Benzinga, có nhiều nguyên nhân giúp VFS tăng giá và xu hướng có thể bền vững. Trước hết đó là những tín hiệu từ phân tích kỹ thuật sau khi cổ phiếu VFS giảm mạnh trong một thời gian dài trước đó.
Một số dự báo cho rằng, cổ phiếu VFS có thể hướng tới ngưỡng 10 USD/cp.
Cũng theo Benzinga, các nhà phân tích lạc quan về triển vọng dài hạn của VinFast theo những cam kết và chiến lược mở rộng của hãng xe hơi Việt.
Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng đặt kỳ vọng vào sự cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ từ Tập đoàn Vingroup (VIC) cũng như tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Vingroup được biết đến là tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam và đang nắm giữ đế chế bất động sản số 1 Vinhomes (VHM).
Gần đây, Việt Nam có tín hiệu đẩy mạnh xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, tập trung vào các tập đoàn lớn. Theo nội dung chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị, Việt Nam phấn đấu tới năm 2030 có ít nhất 10 tỷ phú USD và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do tổ chức uy tín bình chọn.
Nhóm cổ phiếu Vingroup và Vinhomes gần đây phục hồi khá mạnh.
Với VinFast, sức hút của mẫu xe cỡ nhỏ VF3 đã đem đến một luồng gió mới cho doanh nghiệp này.
Mức giá khoảng 10.000 USD của VF3 được xem là phải chăng và có thể giúp VinFast tăng cường hoạt động bán hàng trong năm 2024.
VinFast cũng có lợi thế về hệ thống sạc điện rộng khắp tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh hợp tác với nhiều đối tác quan trọng cũng giúp VinFast ghi thêm điểm. Gần đây, VinFast công bố thỏa thuận hợp tác quan trọng với Bosch, nhà cung cấp công nghệ ô tô hàng đầu thế giới. Cũng nhờ hợp tác này, VinFast có thể tiếp cận mạng lưới rộng khắp gồm 700.000 điểm sạc trên 30 quốc gia tại châu Âu.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Chủ đề:
-
VinFast
-
cổ phiếu VinFast
-
Phạm Nhật Vượng